Côn trùng là gì? Đặc điểm của côn trùng

Côn trùng là gì
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại côn trùng đang sinh sống. Vì thế, không quá khó để chúng ta bắt gặp côn trùng trong cuộc sống. Nhưng để hiểu rõ về các loài con trùng thì không phải ai cũng biết. Vậy côn trùng là gì? Có những đặc điểm như thế nào? Cùng vhcevent.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Côn trùng là gì?

Côn trùng thuộc ngành động vật không xương sống
Côn trùng hay sâu bọ là lớp sinh vật thuộc ngành động vật không xương sống bởi chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin và kích thước nhỏ. Loài sinh vật này có đời sống phức tạp và được phân bố rất đa dạng ở nhiều nơi trên trái đất.
Lợi thế của côn trùng chính là giác quan nhạy bén, chính xác. Điều này khiến chúng có thể lẩn trốn được kẻ thù nhanh chóng. Ngoài ra, côn trùng cũng có khả năng sinh sản cao, mỗi lần sinh sản là chúng có thể đẻ đến hàng trăm trứng.

II. Những đặc trưng cơ bản của côn trùng

Côn trùng có kích thước khá nhỏ, từ 1mm đến 180mm. Có thể của chúng được chia thành 3 phần chính, đó là đầu, ngực và bụng.

1. Đầu

Phần đầu của côn trùng nằm ở phía trước cơ thể của chúng và thường có 1 cặp râu. Mỗi bộ phần trên đầu của côn trùng đều có những chức năng riêng.
  • Râu: được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau với chức năng chính là xác định âm thanh, rung động xung quanh.
  • Miệng: cấu tạo của miệng sẽ phụ thuộc vào từng chế độ ăn riêng của các loại côn trùng khác nhau.
  • Mắt kép: có thể quan sát với tầm nhìn 360 độ nhờ hàng triệu thấu kính nhỏ khác nhau.
  • Mắt đơn: giúp côn trùng có thể phân biệt được sự thay đổi của sáng, tối.

2. Ngực

Côn trùng có khả năng sinh sản rất mạnh mẽ
Đây là phần nằm giữa cơ thể côn trùng, gồm có 3 cặp chân, 2-4 cánh và những cơ quan điều khiển sự hoạt động. Vậy chi tiết cấu tạo ngực của côn trùng là gì?
  • Chân được chia thành 5 phần, phụ thuộc vào môi trường sống của từng loại. Ví dụ chân của châu chấu có chức năng chính là hỗ trợ sự bật nhảy, nhưng chân của ong lại có vai trò là giữ phấn hoa.
  • Cánh không chỉ giúp côn trùng di chuyển dễ dàng mà còn giúp chúng tránh được những nguy hiểm xung quanh. Mỗi loài sẽ có màu sắc cánh, kiểu dáng cánh khác nhau.

3. Bụng

Phần cuối cơ thể của côn trùng là bụng. Đây là bộ phận chứa các cơ quan nội tạng như bài tiết, sinh sản của côn trùng. Tuy chúng là động vật không có xương sống nhưng lại có cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh.
Một số loài côn trùng có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt là nhờ lượng nước được giữ ở phần bụng của chúng.

III. Các biến thể biến thái ở côn trùng

Tùy theo từng loài mà sự phát triển, biến thái của côn trùng sẽ khác nhau. Thông thường được chia thành 2 loại là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Cụ thể như sau:

1. Biến thái không hoàn toàn

Quy trình của biến thái không hoàn toàn
Côn trùng sẽ nở từ trứng, sau đó trải qua nhiều lần lột xác để đến đến kích thước trưởng thành. Đây là cách phát triển bắt buộc bởi vì chúng không có bộ xương bên ngoài.
Lột xác chính là quá trình mà côn trùng thoát khỏi lớp xương cũ để có sự tăng lên về kích thước. Sau đó sẽ hình thành bộ xương mới bên ngoài, bởi lớp xương bằng kitin hoặc đá vôi của côn trùng không thể tăng về kích cỡ, trong khi đó cơ thể của chúng luôn tăng cho đến khi trưởng thành.
Một số loài biến thái không hoàn toàn như mối, bọ ngựa, châu chấu…

2. Biến thái hoàn toàn

Quy trình biến thái không hoàn toàn
Với biến thái hoàn toàn, trứng sẽ nở thành ấu trùng (hay còn gọi là sâu non) và sau đó biến thái thành nhộng (giai đoạn được bao bọc trong kén).
Ở trạng thái kén, chúng sẽ trải qua sự thay đổi về hình dạng. Cuối cùng sẽ chui ra khỏi kén như một con trưởng thành.
Một số loài côn trùng biến thái hoàn toàn như bướm, muỗi, ruồi, ong…

IV. Tập tính của côn trùng

Côn trùng có tập tính xã hội, chúng thường sinh sống cùng nhau tạo thành một tổ chức lớn. Những cá thể trong tổ chức đó sẽ có sự giống nhau về bộ gen. Vì thế mà chúng còn được gọi là siêu cơ thể.
Đứng đầu sẽ là con chúa – con cái có khả năng sinh sản suy nhất. Chúng là mẹ của mọi con khác trong tổ chức. Bao gồm con thợ, con cái không có khả năng sinh sản thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, chăm sóc ấu trùng…
Con chúa sẽ điều khiển lũ còn bằng pheromone. Cứ đến mùa sinh sản mỗi năm, chúng sẽ cho ra đời một lứa hậu duệ mới. Khi trưởng thành sẽ bay đi để tạo nên thị tộc khác. Còn những con đực sẽ đóng vai trò chính là sinh sản.
Ngoài ra, côn trùng còn có tập tính khác là thời kỳ ngủ đông và thời kỳ đình dục.

V. Vai trò, tác hại của côn trùng

Có những loài côn trùng gây hại cần phải diệt trừ
Nhắc đến côn trùng nhiều người sẽ cho rằng chúng chủ yếu gây hại cho đời sống. Thế nhưng đây lại là quan điểm không hoàn toàn chính xác. Vậy lợi ích của côn trùng là gì?
Côn trùng góp phần làm hệ sinh thái đa dạng và là nguồn thức ăn của các loại động vật khác nhau. Chẳng hạn như ong, bướm sẽ góp phần giúp cây trồng thụ phấn tự nhiên, nhờ đó mà năng suất cây trồng tăng, giúp lợi ích cho mùa màng. Bên cạnh đó, mật ong, sáp ong còn là nguyên liệu tốt cho sức khỏe.
Thế nhưng, ngoài lợi ích trên thì côn trùng cũng gây ra nhiều phiền toái đối với đời sống, thậm chí còn gây nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Ví dụ, gián là côn trùng gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Thậm chí chúng còn gây ra dịch bệnh tiêu chảy, phổi…
Một số loài côn trùng còn phá hoại mùa màng, gây ra tình trạng thất thoát lương thực như rầy…
Muỗi là nguyên nhân gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét…
Ngoài ra, mối mọt còn phá hoại kết cấu đồ đạc bằng gỗ trong gia đình.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc côn trùng là gì? Bên cạnh đó có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về đặc tính, cấu tạo của chúng.