Chlamydia là gì? Dấu hiệu nhận biết Chlamydia

Chlamydia là gì
Chlamydia được biết đến là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm. Điều đáng nói là so với nam giới thì Chlamydia có xu hướng gây ra nhiều biến chứng ở nữ giới nhiều hơn. Vậy Chlamydia là gì, có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được vhcevent.org giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Bệnh Chlamydia là gì?

Chlamydia là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây nguy hiểm cho cả nam và nữ giới. Bệnh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, Chlamydia có thể gây tổn thương đến cơ quan sinh sản của người bệnh, thậm chí là nguy cơ vô sinh.
Do bệnh không có triệu chứng nên nhiều người không biết mình đã mắc Chlamydia. Người bình thường có thể bị nhiễm Chlamydia khi:
  • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, âm đạo hoặc miệng với người bệnh.
  • Thai nhi lây nhiễm từ mẹ khi sinh thường.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia

Như đã chia sẻ những tổn thương mà căn bệnh này gây ra là điều không thể tránh khỏi. Để hiểu rõ Chlamydia là gì, chúng ta cùng theo dõi những nguyên nhân gây ra bệnh này.
  • Do vi khuẩn Chlamydia Psittaci: vi khuẩn này xuất hiện chủ yếu ở chim, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người và phát bệnh.
  • Vi khuẩn Chlamydia Pneumoniae: loại vi khuẩn này gây ra những bất thường liên quan đến đường hô hấp, có thể lây truyền từ người này sang người khác.
  • Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis: vi khuẩn này chính là kẻ thù đối với sức khỏe sinh san nữ giới, con đường lây nhiễm là do quan hệ tình dục không an toàn.
Đặc biệt, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis lựa chọn âm đạo, tử cung, niệu đạo nữ giới là nơi sinh sôi, phát triển. Đây chính là lí do phụ nữ mắc Chlamydia nếu không được điều trị kịp thời có thể bị vô sinh.

III. Triệu chứng của bệnh Chlamydia như thế nào?

Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng
Chlamydia được gọi là kẻ thù thầm lặng bởi vì có đến 70% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Vì thế, nếu không tiến hành xét nghiệm sẽ rất khó biết có nhiễm vi khuẩn Chlamydia hay không. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh Chlamydia là cảm giác đau vùng trực tràng, chảy máu bất thường ở vùng kín. Bên cạnh đó, các biểu hiện lâm sàng cũng có sự khác nhau ở nam và nữ giới.
Triệu chứng ở nam giới:
  • Dịch tiết có màu đục kèm mùi hôi
  • Tinh dịch loãng đôi khi có dính chút máu, xuất tinh bị rối loạn
  • Dương vật ngứa, nóng
  • Hai bên tinh hoàn sưng, đau
  • Mỗi khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục luôn cảm thấy đau.
Triệu chứng ở nữ giới:
  • Xuất hiện những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, thắt lưng
  • Dịch tiết âm đạo tiết ra bất thường, có màu vàng nhạt hoặc trắng
  • Ngứa rát vùng kín, khi đi vệ sinh hay quan hệ tình dục cảm thấy đau rát
  • Sốt, buồn nôn kèm theo tình trạng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Vùng kín có thể bị chảy máu.

IV. Chlamydia có nguy hiểm không?

Do Chlamydia không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người bệnh chủ quan không thăm khám, khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế hiểu được bệnh Chlamydia là gì rất cần thiết, cũng như những biến chứng do bệnh gây ra.

1. Biến chứng ảnh hưởng đến nữ giới

Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh
  • Nguy cơ nhiễm trùng lan rộng đến các cơ quan sinh sản gây viêm nhiễm, bít tắc tử cung, buồng trứng.
  • Gây ra tình trạng viêm nhiễm niêm mạc, các cơ quan có thể dính vào nhau gây ra các dải xơ mỏng.
  • Viêm cổ tử cung, buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng có thai ở nữ giới.
  • Viêm nhiễm ống dẫn trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nhiễm trùng, viêm cổ tử cung, xuất huyết cổ tử cung và lan rộng đường sinh dục.
  • Gây ra một số bệnh lý ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chức năng của tử cung.
  • Những biến chứng trong thai kỳ như mang thai ngoài tử cung, vô sinh, sinh non, nhiễm khuẩn ối…
  • Nguy cơ ung thư cổ tử cung do biến chứng.

2. Biến chứng ảnh hưởng đến nam giới

  • Các họa động sinh lý bị rối loạn.
  • Biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến khả năng vô sinh.
  • Chất lượng tinh trùng bị giảm sút, số lượng không được đảm bảo để thụ thai.
  • Nguy cơ ung thư tinh hoàn gây vô sinh.
  • Gây ra tình trạng viêm mắt, viêm niệu đạo khi vi khuẩn phát triển thành các biến thể khác.

V. Phương pháp chẩn đoán, điều trị Chlamydia

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên thực hiện các phương pháp xét nghiệm cần thiết
Biết được bệnh Chlamydia là gì, phương pháp chẩn đoán và điều trị sẽ giúp mọi người bớt lo lắng về việc làm thế nào để phát hiện bệnh. Hiện nay việc chẩn đoán Chlamydia được thực hiện qua xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch tiết.
  • Đối với nữ giới: dùng tăm bông lấy dịch trong cổ tử cung để kiểm tra. Xét nghiệm này thường được thực hiện kết hợp cùng xét nghiệm Pap định kỳ.
  • Đối với nam giới: dùng tăm bông chèn vào miệng niệu đạo để lấy mẫu bệnh phẩm thực hiện xét nghiệm. Những trường hợp cần thiết có thể lấy dịch mẫu ở vùng hậu môn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, Chlamydia có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh. Những phương pháp điều trị cần được thực hiện cho cả người bệnh và bạn tình để tránh lây nhiễm chéo.
Thường người bệnh sẽ được điều trị bằng azithromycin mỗi ngày 2 lần và duy trì liên tục từ 7 đến 14 ngày. Sau khoảng 1 tuần điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ hết và người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 7 ngày hoặc cho đến khi dùng hết thuốc điều trị.
Việc dùng thuốc có thể khiến người bệnh cảm thấy tốt hơn nhưng không được tự ý ngưng thuốc nếu chưa hết thời gian do bác sĩ chỉ định. Người bạn tình cũng được bác sĩ khuyên điều trị cùng để tránh lây chéo hoặc tái nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, sau điều trị cơ thể không có kháng thể chống lại vi khuẩn Chlamydia nên vẫn có khả năng tái nhiễm. Bệnh nhân khi đã điều trị khỏi vẫn cần kiểm tra lại sau 3 tháng để chắc chắn tình trạng nhiễm trùng đã biến mất hoàn toàn.
Với trường hợp nhiễm trùng nặng, nghiêm trọng thì sẽ được bác sĩ yêu cầu dùng kháng sinh qua đường uống hoặc điều trị nội trú. Đặc biệt, nếu nhiễm trùng vùng chậu nặng thì người bệnh cần phải thực hiện phương pháp phẫu thuật bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh điều trị.
Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết được bệnh Chlamydia là gì, cũng như mức độ nguy hiểm của nó như thế nào. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ, bạn hãy đến ngay bệnh viện để thực hiện các phương pháp xét nghiệm nhé.