Đại tràng là gì? Nằm ở đâu?

Đại tràng là gì
Đại tràng thuộc hệ tiêu hóa với chức năng chính là hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Tuy nhiên, không phải có cũng biết chúng nằm ở đâu? Có cấu tạo như thế nào? Để hiểu rõ đại tràng là gì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của vhcevent.org nhé.

I. Đại tràng là gì?

Đại tràng là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa
Đại tràng hay ruột già là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Chúng nằm ở vị trí gần cuối của hệ tiêu hóa, gần với hậu môn. Đại trạng nhần thức ăn đã tiêu hóa và hấp thụ từ ruột non. Nó cũng hấp thụ nước, muối khoáng có từ thức ăn cùng với sự phân hủy của các loại vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đã đủ lượng thì đại tràng sẽ co bóp, bài tiết phân qua trực tràng và đẩy chúng ra ngoài.
Kích thước đại tràng sẽ có sự khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình dài khoảng 1.5m.

II. Cấu tạo của đại tràng

Cấu tạo của ruột già (đại tràng) bao gồm 3 phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Cụ thể như sau:

1. Manh tràng

Manh tràng có hình giống chiếc túi tròn với chiều dài khoảng 6-7cm và đường kính khoảng 7cm. Vị trí của chúng là nằm ở dưới khu vực hồi tràng đổ vào đại tràng.
Phần đầu của manh tràng sẽ được bịt kín bằng đoạn ngắn có hình giống với ngón tay với chiều dài trung bình là 9cm ở người trưởng thành và đường kính 0.5 -1 cm là ruột thừa.
Ruột thừa là đoạn ruột nhỏ, nằm ở phần bụng dưới bên phải, là nơi tiếp nối ruột non với ruột già.

2. Kết tràng

Đại tràng gồm có manh tràng, kết tràng và trực tràng
Kết tràng trong đại tràng là gì? Đây là thành phần chính của đại tràng và được chia thành 4 phần là kết tràng bên phải, kết tràng ngang, kết tràng bên trái và kết tràng sigma. Trong đó:
Kết tràng bên phải bắt đầu từ manh tràng là nơi kết nối ruột non với ruột thừa đi dọc theo ổ bụng bên phải cho đến gan.
Kết tràng ngang là đoạn nối kết tràng phải và kết tràng trái.
Kết tràng Sigma là đoạn ngắn cuối cùng đi vào khung chậu hình chữ S được nối vào trực tràng.

3. Trực tràng

Trực tràng có hình là ống thẳng đứng dài khoảng 15cm và kết thúc ở hậu môn. Đây chính là nơi cặn bã được đào thải ra ngoài.
Trực tràng nằm ở sau bàng quang của nam giới và sau tử cung nữ giới.

III. Những chức năng chính của đại tràng

Như đã chia sẻ khi giải thích đại tràng là gì, chúng không nằm xếp chồng như ruột non nên thực hiện các chức năng như sau:

1. Tiêu hóa

Đây là chức năng chính của dạ dày thế nhưng để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa hết thì đại tràng cũng đảm nhận chức năng này. Hơn nữa, môi trường axit trong dạ dày có thể bỏ qua một số chất có lợi cho môi trường.
Tại đây, đại tràng sẽ tiêu hóa những chất xơ không hòa tan và phần đạm mỡ mà dạ dày chưa xử lý hết.

2. Hấp thụ chất dinh dưỡng

Đại tràng không chỉ thực hiện chức năng tiêu hóa lần nữa như dạy dày mà còn đảm nhận nhiệm vụ hấp thụ tiếp chất dinh dưỡng vừa tiêu hóa để đưa vào máu và cung cấp cho toàn bộ cơ thể.
Cho dụ công việc hấp thu chất dinh dưỡng đã được ruột non đảm nhận trước đó, nhưng cũng sẽ có một số chất mà ruột non không thể tiêu hóa được.

3. Hấp thụ nước, đóng khuôn chất bã

Đại tràng có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể
Không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng, đại tràng còn có nhiệm vụ hấp thụ nước. Quá trình này sẽ giúp thận có thể nhận nước ngay sau đó. Vì thế, nếu đại tràng gặp vấn đề thì nước không thể chuyển đến thận và gây ra tình trạng mất nước, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, đại tràng còn thực hiện chức năng đóng khuôn chất thải để đưa ra ngoài cơ thể thông qua hậu môn.

4. Hấp thụ muối khoáng

Ngoài chức năng trên, đại tràng còn hấp thụ muối khoáng và những nguyên tố khác cho cơ thể.
Có thể thấy, đại tràng không chỉ là nơi chứa chất bã như nhiều người lầm tưởng. Chúng thực hiện nhiều chức năng quan trọng như tiêu hóa, bài tiết. Vì thế, đại tràng là cơ quan rất quan trọng đối với hoạt động sống của con người.

IV. Bệnh lý đại tràng thường gặp

Bệnh lý đại tràng phổ biến nhất hiện nay chính là viêm đại tràng. Hơn thế, chúng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại tràng, polyp đại tràng… Do đó nếu không xác định sớm vị trí viêm loét đại tràng thì đây sẽ là cơ hội gây ra bệnh lý nguy hiểm.
Độ tuổi bị viêm đại tràng thường gặp nhất là từ 20 đến 40. Vậy nguyên nhân gây ra viêm đại tràng là gì?
  • Do chế độ ăn uống không điều độ kéo dài, ăn nhiều thức ăn có hại, gây tổn thương niêm mạc ruột như rượu, bia, chất kích thích.
  • Viêm đại tràng do vi khuẩn, virus gây ra.
  • Táo bón kéo dài có thể gây tổn thương thành đại tràng.
  • Nhiễm ký sinh trùng, các loại giun, sán sống ký sinh ở đại tràng…

V. Biện pháp phòng ngừa bệnh lý về đại tràng

Nên ăn uống lành mạnh để đảm đại tràng có thể hoạt động tốt
Để tránh nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến đại trạng, chúng ta cần phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn nên tham khảo để thực hiện.
  • Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, chứa nhiều tinh bột, hoa quả…
  • Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hay thực phẩm chưa được nấu chín.
  • Nên hạn chế việc sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn vì chúng có thể gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa.
  • Cần cân bằng lượng dinh dưỡng của bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, nên giảm lượng chất béo, hãy cung cấp đủ nước, vitamin…
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài vì có thể khiến cơ thể bị trầm cảm, gây ra những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, hãy đến bệnh viện để thăm khám khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ đại tràng là gì, cũng như một số biện pháp để phòng tránh bệnh lý liên quan. Ngay từ bây giờ bạn hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân nhé.