Bị ong đốt là một tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Nọc của con ong có thể khiến chúng ta bị sưng tấy tại vết đốt, đau nhức, nặng có thể gây ra phù nề, khó thở, suy hô hấp,..Vậy khi bị ong đốt phải làm sao? Xử lý khi bị ong đốt nên làm gì? Cùng vhcevent.org tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
I. Bị ong đốt có nguy hiểm không?
Ong là loài côn trùng sống theo bầy đàn vậy nên nó sẽ tấn công theo bầy khi bị con người tấn công. Càng nhiều vết đốt thì càng nguy hiểm và những vết đốt càng gần vùng đầu mặt cổ thì lại nguy hiểm hơn, kể cả không có dị ứng thì tình trạng sưng có thể chèn vào đường thở gây ngạt thở.
Nọc ong là một hợp chất có tính axit và thông thường ong đốt hiếm khi gây ra phản ứng nghiêm trọng. Hầu hết là các phản ứng đau nhói, ngứa và sưng nề tại chỗ, có thể tự hết sau vài ngày.
Với ong mật bạn có thể lấy ngòi độc tại vết đốt/ chích. Nhưng nguy hiểm nhất là ong đất hay còn gọi là ong bắp cày, ong vang, ong vò vẽ.
Ngộ độc nọc ong là biểu hiện toàn thân khi nọc ong vào cơ thể gây độc làm phá vỡ các tế bào, tiêu cơ cấp tính làm tắc ống thận. Các cơ quan bị tổn thương, cuối cùng suy đa phủ tạng. Có trường hợp chỉ một nốt đốt cũng bị tiêu cơ vân cấp hoặc sốc phản vệ.
Và nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu nghiêm trọng sau khi bị ong đốt, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bạn nhé!
II. Mẹo xử lý khi bị ong đốt
Bị ong đốt phải làm sao? Trừ những trường hợp xuất hiện phản ứng nghiêm trọng ngoài ra bạn nên điều trị các vết đốt của ong tại nhà qua những mẹo dưới đây:
- Bước 1 – Lấy ngòi kim ong ra ngay: Ngay sau bị đốt bạn có thể dùng nhíp, mép của thẻ atm, lấy móng tay để gắp ngòi ong ra. Ngòi ong khoảng bằng đầu bút bi nên dễ thấy. Lưu ý là nhẹ tay và không được bóp chỗ có ngòi ong vì bóp sẽ khiến nó tiết thêm độc làm đau hơn, cũng không nên nặn ép chỗ bị chích vì có thể làm lan độc ra.
- Bước 2 – Rửa sạch vùng da bị đốt: Nước lạnh sẽ giúp làm dịu vùng da bị ong đốt, còn xà phòng sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn sót lại trên da.
Bên cạnh đó bạn cần lưu ý đến một số lưu ý dưới đây khi xử lý ong đốt tại nhà:
- Chỗ ong đốt có thể gây ngứa, tuy nhiên bạn không nên gãi vì sẽ làm ngứa nhiều hơn.
- Ngay sau khi sơ cứu bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại nếu thấy tình trạng nặng hơn.
- Bạn có thể uống thật nhiều nước để giúp thải độc ra ngoài.
- Bạn cần xử lý vết ong đốt càng sớm càng tốt tránh tình trạng nọc độc vào sâu sẽ gây khó khăn khi chữa trị.
- Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như khó chịu, sưng mặt, chóng mặt, buồn nôn,.. thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhà để chữa trị.
III. Cách trị ong đốt tại nhà hiệu quả
1. Dùng kem đánh răng bôi chỗ ong đốt
Kem đánh răng có tính kiềm, giúp vô hiệu hóa tính axit trong nọc độc của ong. Tuy nhiên nó không có tác dụng với ong bắp cày do nọc độc của chúng có tính kiềm.
Bạn chỉ cần chấm một chút kem đánh răng vào vết đốt và để trong khoảng 30 phút. Kem đánh răng sẽ giúp bạn đỡ đau hơn và vết sưng cũng nhanh khỏi hơn. Bạn nên thoa vài lần cho đến khi vết thương khỏi hẳn.
2. Dùng giấm táo trị ong đốt
Bị ong đốt phải làm sao? Sau khi bị ong đốt bạn có thể dùng giấm táo thoa lên vùng da bị đốt vì giấm táo có khả năng giảm đau và trị viêm do côn trùng cắn hiệu quả. Xoa giấm táo lên vết đốt có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa. Chỉ cần áp dụng cách này 2 lần trong ngày để vết thương hết sưng đau.
3. Dùng mật ong trị ong đốt – phương pháp hiệu quả
Trong các mẹo chữa vết ong đốt phương pháp hiệu quả được nhiều người thực hiện là dùng mật ong để bôi lên vùng bị ong đốt. Vì mật ong có khả năng làm giảm vết đau do côn trùng cắn hiệu quả. Bạn chỉ bôi mật ong lên vết chích của ong trong 15 phút, bạn sẽ không còn cảm giác đau nữa!
4. Tỏi trị ong đốt
Tỏi là thực phẩm giúp chống lại viêm nhiễm khi bị côn trùng đốt đặc biệt là vết ong đốt. Bạn có thể dùng vài tép tỏi bỏ vào gạc trong vòng 10 phút.
Với cách này bạn không nên dùng tỏi bôi trực tiếp lên da hoặc để quá lâu trên da có thể gây bỏng da.
5. Baking soda trị ong đốt hiệu quả
Hỗn hợp từ baking soda và nước có thể giúp trung hòa nọc độc của ong để giảm đau, ngứa và sưng. Vì thế bạn hãy sử dụng baking soda hòa cùng nước và đắp lên vùng da bị chích, sau đó quấn lại với băng. Bạn nên để trong vòng 15 phút, có thể bôi lại nếu cần.
6. Dùng đu đủ trị ong đốt
Các enzyme có trong đu đủ có khả năng kháng viêm nhanh chóng. Bạn chỉ cần cắt một miếng đu đủ và thoa trực tiếp lên vết ong đốt, giữ trong vòng 15 phút bạn sẽ không còn cảm thấy nhức hay ngứa chỗ bị ong đốt nữa.
IV. Cách phòng tránh bị ong đốt
Rất nhiều trường hợp bạn tạo điều kiện cho ong đốt mà không biết vì thế hãy tìm hiểu ngay những cách dưới đây để tránh bị ong đốt bạn nhé!
- Trong trường hợp nếu ong bay đến gần bạn không nên chạy mà hãy đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không nên cử động.
- Nếu bạn muốn xua đàn ong, không nên dùng gậy hay que chọc vào tổ ong. Nên dùng khói hoặc lửa là tốt nhất.
- Không để cây cối mọc tùm lum hay để hoang nhà cửa. Đây có thể môi trường thuận lợi để ong đến làm tổ.
- Khi vào rừng bạn không nên mặc quần áo quá màu sắc hay nổi bật, cũng không nên dùng mỹ phẩm nước hoa, không đi chân đất, không mặc đồ rộng. Nên đi găng tay, đội mũ và trang phục kín, dày.
- Vào những nơi có thể có ong, bạn nên bọc kỹ thức ăn, không nên uống lon nước đã mở vì có thể ong rơi vào. Cũng tránh xa thùng rác vì nơi đây hay chiêu dụ côn trùng đến.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bị ong đốt nên làm gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích các bạn khi bị ong chích. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này cho mọi người cùng biết nhé!